Tiêm kích đánh chặn phòng thủ điểm Máy_bay_tiêm_kích_đánh_chặn

Messerschmitt Me 163I.Ae. 37

Tiêm kích đánh chặn phòng thủ điểm, thông thường có nguồn gốc từ Châu Âu, được thiết kế để bảo vệ những mục tiêu đặc biệt. Chúng được thiết kế để cất cánh và bay lên cao càng nhanh càng tốt nhằm tiêu diệt những máy bay ném bom ở trên không và cả dưới đất. Một ví dụ đặc thù là chiếc tiêm kích đánh chặn Bachem Ba 349 trang bị động cơ tên lửa.

Vào thời điểm bắt đầu Chiến tranh thế giới II, đa số máy bay chiến đấu của châu Âu có thiết kế tầm hoạt động ngắn, với khả năng nạp nhiên liệu hạn chế. Đây không phải là những thiết kế chuyên dụng cho mục đích đánh chặn, nhưng vai trò máy bay hộ tống máy bay ném bom tầm xa lại không được tính tới. Điều này đã dẫn đến những vấn đề chỉ trích về máy bay chiến đấu 1 động cơ của Đức (thực chất, chỉ có một thiết kế tại thời điểm đó là Bf 109), trong thời gian diễn ra Trận Anh, chúng có thể hộ tống máy bay ném bom bay qua eo biển Manche giữa nước Anh và nước Pháp, nhưng lại có nhiên liệu chỉ đủ trong vài phút giao chiến nếu muốn quay trở lại các sân bay trên đất Pháp. Vào giai đoạn này, hạn chế tương tự của máy bay chiến đấu 1 động cơ của Anh gặp phải ít hơn trong Không quân Hoàng gia Anh. Khi bắt đầu chiến dịch ném bom vào nước Đức, hầu hết nhiệm vụ của chúng là bay vào ban đêm, không hộ tống, hoặc hộ tống cho những máy bay chiến đấu ban đêm to lớn, tầm xa và có 2 động cơ. Theo diễn biến của chiến tranh, Bộ chỉ huy ném bom đã tăng dần số lượng lượt bay ban ngày.

Những chiếc Spitfire, thiết kế vài năm trước chiến tranh, được cải tiến để thích nghi với nhiều nhiệm vụ hơn - những chiếc cũ hơn được phân phối lại vào các phi đội tiêm kích-ném bom, đặt căn cứ gần tiền tuyến, trong khi những phát triển mới được chú trọng vào vai trò tiêm kích đánh chặn hơn. Sau đó, Spitfires trang bị động cơ loại Griffon chủ yếu được sử dụng trong nước Anh để bảo vệ chống lại bom bay V-1 và các cuộc ném bom bất ngờ, có tốc độ và tầm bay cao của máy bay ném bom Đức quốc xã. Những thiết kế mới hơn, như Hawker Tempest, và máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ được mua dưới dạng cho mượn-thuê, đã lấp đầy những chỗ hổng giữa những máy bay chiến đấu truyền thống và tầm xa.

Người Đức, đã nhanh chóng mất khả năng thực hiện các kế hoạch sử dụng vũ khí bay tấn công vào lãnh thổ đối phương, do đó những nhu cầu về một máy bay tiêm kích hộ tống tầm xa không còn cần thiết. Họ bắt buộc phải sử dụng những chiếc Bf 109 suốt trong thời gian chiến tranh (không giống như Spitfire), dù nó và những thiết kế mới hơn được phát triển như một máy bay ném bom, lúc này Không quân Đức cần những mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn để chống lại các máy bay của không quân Khối thịnh vượng chung, Hoa KỳLiên Xô đang tấn công các mục tiêu của Đức cả ngày lẫn đêm. Như một kết quả của nỗ lực hoạt động ném bom, đáng chú ý trong đầu năm 1944, Không quân Đức đã cố gắng để đưa vào hoạt động một số thiết kế có hiệu suất hoạt động tốt như Messerschmitt Me 163 Komet và thậm chí là một thiết kế khác thường là Bachem Ba 349 Natter, và sử dụng chúng trong vai trò máy bay tiêm kích đánh chặn tầm rất ngắn. Nói chung những thiết kế này tỏ ra khó điều khiển, và có kết quả nhỏ trong hoạt động ném bom.

Trong Chiến tranh lạnh, người ta hy vọng những máy bay ném bom sẽ tấn công các mục tiêu với trần bay cao hơn và có vận tốc nhanh hơn (gần tốc độ âm thanh). Điều này đã dẫn tới những thiết kế máy bay chiến đấu nhấn mạnh vào gia tốc và trần bay hoạt động, như Saunders Roe SR.53, hoặc Convair XF-92. Những sự cải tiến trong động cơ phản lực làm cho sự hỗ trợ của động cơ rocket là dư thừa, và một loạt những thiết kế mới được phát triển chỉ thuần túy là động cơ phản lực, bao gồm cả MiG-21, English Electric LightningF-104 Starfighter. Sau đó lớp máy bay này đã biến mất hoàn toàn, thay vào đó là thế hệ những máy bay đa chức năng, và thường chúng thiên về vai trò tấn công.

Một số ví dụ về máy bay tiêm kích đánh chặn điểm: